Categories
Windows

Bảo quản an toàn dữ liệu sao lưu

Computer trivia: What computer manufacturer dropped the PS/1 line to create an Aptiva brand for home user?
Answer: IBM.

Với máy tính, chỉ cần một phút "tắc trách" cũng có thể làm cho những dữ liệu quý báu của bạn nhanh chóng tan thành mây khói. Và mọi thứ sẽ còn tệ hại hơn khi bạn không thể khôi phục những dữ liệu này do chưa từng thực hiện sao lưu hệ thống. Bài viết sẽ giới thiệu những chế độ sao lưu dữ liệu phù hợp nhất cho hệ thống của bạn.

LƯU THEO Ý RIÊNG

Nếu đang sử dụng Windows XP hay 2000 thì mọi dữ liệu quan trọng của bạn thường được lưu tại thư mục C:\\Documents and Settings (hay thư mục mà bạn thiết lập mặc định) và bạn chỉ cần sao lưu chính thư mục đó. Nếu sử dụng Windows 98 hay Me, bạn có thể tham khảo lại bài viết "Dễ dàng sao lưu bằng WinZip và các phần mềm miễn phí” (ID: A0310_123) để biết danh sách những thư mục cần sao lưu.

Cách tốt nhất là lúc nào bạn cũng tạo ít nhất một bản sao lưu cho những dữ liệu cá nhân như tập tin văn bản, bản fax, thông tin tài chính cá nhân, thư điện tử, ảnh chụp và phim video được chép vào từ máy ảnh số/máy quay số v.v… Bạn nên căn cứ vào thực tế sử dụng của mình để điều chỉnh các thông số trong quy trình sao lưu cho phù hợp nhất.

Việc sao lưu toàn bộ đĩa cứng có thể giúp bạn nhanh chóng khôi phục dữ liệu, tuy nhiên điều này sẽ làm cho bạn tốn thêm chi phí để trang bị một đĩa cứng dự phòng (hay đĩa quang). Thời điểm tốt nhất để tạo ảnh đĩa là ngay sau khi vừa cài đặt xong Windows và các phần mềm ứng dụng cần thiết.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chỉ cần sao lưu các tập tin và thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân, còn hệ điều hành và các ứng dụng thì có thể cài đặt lại từ đĩa CD gốc. Bạn có thể tham khảo lại bài viết "Trẻ hóa Windows" (ID: A0503_103).

PHÂN VÙNG ĐĨA – AN TOÀN HƠN

Mặc định, Windows và hầu hết mọi ứng dụng lưu tập tin mà bạn tạo ra trong quá trình làm việc vào thư mục My Documents. Windows phân loại tập tin hình ảnh, âm thanh hay phim ảnh vào từng thư mục con tương ứng, khá tiện lợi cho người sử dụng tìm kiếm. Tuy nhiên, có một nhược điểm là Windows thường đặt các thư mục này trên cùng phân vùng đĩa khởi động. Nếu chẳng may Windows gặp sự cố thì bạn sẽ rơi vào tình cảnh không thể truy xuất dữ liệu trên phân vùng đĩa cứng đó.

Do vậy, bạn nên chia đĩa cứng thành nhiều phân vùng dùng cho từng mục đích sử dụng riêng, ví dụ đĩa C chỉ dùng để cài đặt hệ điều hành, đĩa D được dùng để cài đặt phần mềm ứng dụng và đĩa E chỉ phục vụ cho mục đích lưu dữ liệu. Bằng cách này, bạn cũng có thể sao lưu dữ liệu nhanh hơn cũng như không phải lo lắng gặp phải tình trạng ghi chồng lên những dữ liệu quan trọng khi cài đặt lại Windows.


Để thực hiện phân vùng đĩa cứng, bạn có thể sử dụng các tiện ích như Partion Magic 8 của Symantec hay Disk Director Suite của Acronis. Hai tiện ích này có thể giúp bạn dễ dàng tạo mới một phân vùng hay điều chỉnh kích thước của một phân vùng hiện có.

Sau khi đã phân vùng xong đĩa cứng, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng thư mục My Documents mặc định để lưu trữ, bạn có thể thực hiện tạo một "ánh xạ” để thư mục này trỏ đến một thư mục khác được đặt tại phân vùng không phải là phân vùng cài đặt Windows. Cách thực hiện như sau: mở tiện ích Windows Explorer, nhấn phải chuột lên biểu tượng My Documents, chọn Properties, và trong thẻ Target chọn Move. Tiếp đến, chọn thư mục mà bạn muốn khai báo là thư mục My Documents và cuối cùng nhấn OK (Hình 1). Cần lưu ý, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận có muốn di chuyển tất cả tập tin trong thư mục hiện tại sang thư mục mới hay không. Tương tự, để đổi thư mục lưu thư điện tử của Outlook Express (OE), bạn mở tiện ích này và chọn Tools.Options.Maintenance.Store Folder. Change. Sau đó chọn thư mục mà bạn muốn OE lưu giữ các thư điện tử và cuối cùng nhấn OK để kết thúc.

CHỌN PHƯƠNG TIỆN LƯU TRỮ

Công thức sao lưu hoàn hảo nhất là tạo nhiều bản sao và lưu tại nhiều nơi khác nhau. Lý do của nguyên tắc "cất trứng trong nhiều giỏ” này là bất kỳ thiết bị lưu trữ nào cũng có thể gặp sự cố và càng nguy hiểm hơn nếu bạn bảo quản những tập tin sao lưu này trên máy tính.

Việc chọn phương tiện lưu trữ tùy thuộc vào dung lượng của dữ liệu mà bạn cần sao lưu và yêu cầu hoạt động của hệ thống máy tính quy định. Ví dụ, nếu cần lưu khoảng 2GB dữ liệu thì bạn cần phải dùng 1 đĩa DVD. Tuy nhiên, nếu dung lượng dưới 500MB thì đĩa CD là sự lựa chọn hợp lý. Hiện nay, nhiều người dùng có xu hướng chọn đĩa DVD làm phương tiện lưu trữ dữ liệu vì giá đầu ghi DVD đã giảm khá nhiều so với trước đây. Hơn nữa, giá một đĩa DVD cũng chỉ đắt hơn chút ít so với đĩa CD nhưng dung lượng cao hơn nhiều. Ngoài ra, bạn nên sử dụng đĩa DVD±R ghi một lần để lưu các dữ liệu không có nhu cầu thay đổi và cần sử dụng trong thời gian dài (đĩa DVD±R đáng tin cậy hơn đĩa RW).

Nếu sử dụng đĩa cứng gắn ngoài làm thiết bị sao lưu thì tốc độ thực hiện công việc sẽ nhanh hơn và lưu trữ được nhiều hơn. Hiện nay, đĩa cứng gắn ngoài có thể hỗ trợ dung lượng từ 250GB (như Western Digital Media Center có giá 230 USD) đến 300GB (Maxtor OneTouch có giá 270 USD) và quan trọng nhất là không đòi hỏi sự có mặt của người dùng như khi thực hiện sao lưu trên đầu ghi CD/DVD. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng 1 đĩa cứng cho cả quá trình sao lưu thì đó là việc làm hết sức mạo hiểm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ trên mạng Internet (sao lưu trực tuyến) như XDrive () hay Ibackup (). Điểm hạn chế của các dịch vụ này là phải đóng phí sử dụng hàng tháng và tốc độ đường truyền Internet chậm. Dù vậy, dịch vụ này thích hợp khi dữ liệu cần sao lưu có dung lượng nhỏ.

Một công cụ khác cũng rất hữu dụng trong việc sao lưu dữ liệu là bút nhớ USB. Với kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, bút nhớ USB có thể dễ dàng nhét vào túi áo giúp bạn luôn mang theo bên mình những dữ liệu cần thiết. Để an toàn cho những dữ liệu này (do bút nhớ rất dễ bị thất lạc hay đánh cắp), bạn cần trang bị những công cụ bảo mật miễn phí như Cypherix Cryptainer LE (, ID: 47758) hay Dekart Private Disk Light (, ID: 47760).

KẾ HOẠCH SAO LƯU

Bạn nên nhớ rằng bản sao đầu tiên rất quan trọng vì đó là căn cứ cho những lần sao lưu sau:


Chạy phần mềm sao lưu trên máy tính và chọn những phân vùng đĩa cứng (để tạo ảnh đĩa) hay các tập tin và thư mục mà bạn cần thực hiện sao lưu. Khi sử dụng chế độ sao lưu tập tin và thư mục, bạn cần phải biết nơi lưu thư điện tử, lịch làm việc, danh bạ liên lạc… để tránh trường hợp bỏ sót. Về vấn đề này, bạn có thể tham khảo lại bài viết "Nơi lưu trữ thư, danh bạ và lịch công tác" (ID: A0412_135).

Hãy sử dụng mật khẩu và mã hóa tất cả tập tin nếu bạn muốn giữ bí mật nội dung của những dữ liệu đó. Bạn cần đặt tên cho nội dung sao lưu sao cho dễ nhớ để có thể nhanh chóng tìm lại khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm không gian lưu trữ bằng cách nén dữ liệu sao lưu lại.

Sử dụng tính năng kiểm tra ở các tiện ích sao lưu để xác nhận đã sao lưu chính xác tất cả dữ liệu. Bạn nên tạo ra ít nhất 2 bản sao và việc "nhân bản" sẽ nhanh hơn là thực hiện sao lưu như bình thường.

Một khi đã thực hiện sao lưu đầy đủ ở lần đầu tiên, bạn có thể giảm đáng kể thời gian và không gian lưu trữ bằng cách tiếp tục sử dụng chế độ sao lưu khác biệt (differential) hay sao lưu bổ sung (incremental). Sao lưu khác biệt sẽ cập nhật tất cả dữ liệu có sự thay đổi so với bản sao lưu đầu tiên, trong khi chế độ sao lưu bổ sung chỉ cập nhật dữ liệu có sự thay đổi so với bản sao lưu mới nhất. Do vậy, chế độ sao lưu bổ sung hoạt động nhanh hơn và đòi hỏi ít dung lượng bộ nhớ hơn, nhưng việc tạo lại các tập tin sao lưu đòi hỏi phải phục hồi chúng theo đúng thứ tự. Cuối cùng, hãy cố gắng đừng bao giờ ghi chồng hay xóa bản sao lần đầu tiên vì nếu chẳng may bạn xóa/thay đổi bản sao ở bất kỳ chế độ nào đi nữa thì cũng chỉ là mất dữ liệu sao lưu mới nhất mà thôi.

(st)

Bảo quản an toàn dữ liệu sao lưu’]