Categories
Thường thức WTO

PNTR đối với việc gia nhập WTO

Computer trivia: What Apple portable debuted in a choice of two fruity color schemes, Blueberry or Tangerine?
Answer: The iBook.

– PNTR là chữ viết tắt tiếng Anh của từ Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn: Permanent Normal Trade Relations. PNTR mà Hoa Kỳ sử dụng chính là Quy chế Tối huệ quốc mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều nước trên thế giới hiện vẫn còn sử dụng. Sự chuyển tên này ở Hoa Kỳ diễn ra vào năm 1998, thời điểm mà có rất nhiều quốc gia có quy chế này.

PNTR không có nghĩa là thương mại không giới hạn, vì quy chế này chỉ áp dụng cho thuế quan, và nhiều hàng rào phi quan thuế mang tính giới hạn cao khác. Các quốc gia như Libya, Iran, Iraq, Syria, Sudan và một số nước khác bị cấm vận hoặc gặp khó khăn trong quan hệ với Hoa Kỳ nhưng về mặt pháp lý vẫn không bị mất PNTR.

Các nước muốn có PNTR phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản sau:

– Tuân thủ theo các điều khoản Jackson-Vanik của Bộ Luật Thương mại năm 1974. Các điều khoản này quy định Tổng thống Hoa Kỳ phải khẳng định một quốc gia không từ chối hoặc cản trở quyền hoặc cơ hội di cư của công dân nước mình;

– Đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Điều khoản Jackson-Vanik cho phép Tổng thống hàng năm ra quyết định ngưng áp dụng điều khoản Jackson-Vanik để cho phép cấp PNTR.

* Các thủ tục của Mỹ về cấp quy chế PNTR

– Bước 1: Hành pháp Mỹ, đại diện là Tổng thống sẽ trình bản Thỏa thuận Mỹ/Việt về kết thúc đàm phán WTO lên Hạ viện Mỹ dưới dạng một Dự luật.

– Bước 2: Dự luật này sẽ được giới thiệu tại Ủy ban Chính sách Thương mại của cả Hạ viện và Thượng viện.

– Bước 3: Dự luật này sẽ lần lượt được chuyển lên toàn thể Hạ viện, rồi Thượng viện để thảo luận và bỏ phiếu theo những thủ tục thông thường mà không cần điều kiện gì đặc biệt hay “quyền đàm phán nhanh” của Tổng thống đối với các thỏa thuận thương mại với các đối tác khác của Mỹ.

Một số nước gia nhập WTO một thời gian, sau đó mới được trao PNTR như: Armenia, Georgia, Kyrgyzia, Mông Cổ.

(TTO)

PNTR đối với việc gia nhập WTO’]