Categories
Thương mại điện tử

7 sai lầm phổ biến các DN nên tránh khi tham gia vào TMĐT

Computer trivia: What was the best-selling computer game of the 1990s?
Answer: Myst.

ài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn đọc 7 sai lầm phổ biến trong giao dịch thương mại điện tử.
 

 

Sai lầm 1: Đưa ra những quyết định vội vàng (và hao tiền tốn của)

Việc
xây dựng một website có khả năng đặt hàng trực tuyến, một khái niệm đơn
giản nhất của một site thương mại điện tử (TMĐT), là kết quả của một
loạt những quyết định rắc rối và phức tạp. Đúng là hiện nay có một sự
thiếu vắng nghiêm trọng của những thông tin chính xác, khách quan, được
cập nhật về TMĐT, do vậy việc đưa ra được những quyết định đúng đắn
nhất thực sự rất quan trọng và khả năng là cũng rất tốn kém khi thực
hiện mà không có nghiên cứu và cân nhắc. Cụ thể, những quyết định mà
bạn cần phải cân nhắc là:

– Ai sẽ là người thiết kế trang web của bạn?
– Ai sẽ giới thiệu chương trình hướng dẫn mua hàng khi cần?
– Ai sẽ là nhà cung cấp máy chủ cho trang web của bạn?
– Ai sẽ xử lý các đơn đặt hàng bằng thẻ tín dụng của bạn?
– Bạn sẽ chuyển giao các đơn đặt hàng bằng thẻ tín dụng đến nhà cung cấp tài khoản người bán (merchant account) như thế nào?
– Bạn sẽ nhập đơn đặt hàng và các thông tin giao dịch vào hệ thống thanh toán của bạn như thế nào?

Bạn
không cần phải có khả năng làm được tất cả các công việc trên, nhưng
bạn cũng nên có những hiểu biết cơ bản để có thể phát triển sản phẩm và
dịch vụ. “Quy tắc ngón tay cái” là: Liên hệ với ít nhất 5 người bán
khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hay ký hợp đồng.

Sai lầm 2: Sao nhãng dịch vụ khách hàng

Nếu
bạn bán hàng ngay trên trang web, bạn cần phải thực hiện rất nhiều việc
với người mà bạn sẽ không bao giờ gặp mặt. ý kiến của nhiều người tiêu
dùng TMĐT đã cho rằng: sự thiếu vắng giao tiếp cá nhân có thể dẫn đến
các dịch vụ khách hàng không được thoả mãn. Nếu bạn chưa lên kế hoạch
để làm việc với các khách hàng đã từng có giao dịch trở lại, bạn có thể
làm theo cách này. Nhưng nếu trang web của bạn không có khách hàng giao
dịch trở lại hãy xây dựng những biện pháp hiệu quả để mang đến dịch vụ
khách hàng trực tuyến có chất lượng:

– Gửi email đến khách
hàng khi bạn nhận được đơn đặt hàng cũng như khi bạn gửi hàng theo đơn
đặt hàng. Email lại cho họ sau khi họ nhận được hàng để chắc chắn rằng
sản phẩm đã thoả mãn được sự mong đợi của họ.

– Trả lời email
một cách nhanh chóng, kịp thời, ngay lập tức. Tránh việc sử dụng những
câu trả lời được sao chép lại, ít nhất nên đưa vào một vài chi tiết cá
nhân trong từng bức thư riêng.

– Lập danh sách địa chỉ và số
điện thoại của các thương nhân trên trang web của bạn. Hãy tạo cảm giác
thoải mái cho khách hàng của bạn với suy nghĩ rằng bạn là một thương
nhân thực sự với một sự hiện diện có uy tín

Sai lầm 3: Quên sử dụng thẻ META và TITLE

Vấn
đề phát sinh đối với các công cụ tìm kiếm: Phần lớn các site TMĐT nhận
được 30 – 50 % mạng lưới khách truy nhập đến từ các công cụ tìm kiếm
web. Tuy nhiên, một vài chủ nhân của các site đã từng quên cài đặt các
thẻ META và TITLE vào bộ mã HTML của họ, những thẻ có chức năng giúp
cho các công cụ tìm kiếm định dạng và phân loại trang web.

Các
thẻ META sẽ cho các công cụ tìm kiếm biết trang của bạn liên quan đến
lĩnh vực nào và nó được miêu tả như thế nào. Không có chúng, các công
cụ tìm kiếm có thể sẽ gán trang web của bạn vào các thư mục không thích
hợp hay đơn giản là các công cụ tìm kiếm sẽ không biết gì về trang của
bạn. Các thẻ TITLE cũng rất quan trọng: Nó xác định trang của bạn được
đưa vào thư mục nào trong các trình duyệt của khách hàng, nó cũng giống
như một thẻ đánh dấu trang, và có thể cũng ảnh hưởng đến cách các công
cụ tìm kiếm đưa trang web của bạn vào các danh mục.

Có hai
loại thẻ META mà các site TMĐT nên có là: “keywords” và “description”.
Thậm chí nếu bạn không biết gì về HTML, những thẻ này, cùng với thẻ
TITLE, đơn giản sẽ nhập vào hay sửa đổi và sẽ không làm tốn của bạn quá
10 phút. Tất cả 3 loại thẻ này được đưa vào trong phần đầu của trang
web (phần lớn các trang web đều được phân chia thành từng phần nhỏ ở
phía trên trang và dưới đó là phần thân lớn hơn).

Sai lầm 4: Quên tích hợp trang web của bạn với phương thức kinh doanh truyền thống

Nhiều
nhà kinh doanh trên quy mô nhỏ thường quên giới thiệu website của họ
trên các tờ rơi quảng cáo truyền thống, trên báo chí và những tài liệu
kinh doanh khác. Hãy tận dụng những cơ hội này một cách tốt hơn bằng
cách giới thiệu địa chỉ website (URL) của bạn trên tất cả các tài liệu
có liên quan: đồ dùng văn phòng, card giao dịch, quảng cáo trên báo
chí.. Dưới đây là danh sách các “điểm” bạn nên giới thiệu địa chỉ
website:

– Những phương tiện marketing trực tiếp, bao gồm gửi thư trực tiếp, bao bì sản phẩm, và các điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm.

– Quảng cáo, bao gồm quảng cáo phân loại, sách hướng dẫn, các danh sách thư mục hay những trang vàng.

Những
phương tiện phụ khác, bao gồm tất cả các tài liệu in của công ty, những
đồ dùng văn phòng truyền thống, tờ rơi quảng cáo, và qua bất kỳ một
phương tiện nào khác mà bạn có thể gửi cho khách hàng.

Sai lầm 5: Quên thử nghiệm (và thử nghiệm lại) trang web của bạn

Phát
triển website là công việc rất đơn giản và chỉ đòi hỏi một chút thời
gian nghiên cứu và sự cố gắng để thành công. Tuy nhiên, cũng có một số
yếu tố khác có thể được coi là phức tạp, bao gồm các yếu tố của một
website “động” như cơ sở dữ liệu trực tuyến, quá trình xử lý các giao
dịch TMĐT, và hệ thống thực hiện các đơn đặt hàng. Bạn không muốn các
khách hàng đã đưa ra quyết định mua hàng không quan tâm nữa và bỏ đi
bởi một lỗi trong quá trình đặt hàng. Không chỉ không đưa ra quyết định
mua hàng lúc đó, có thể họ sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.

Hãy
tránh những rắc rối này bằng việc thử nghiệm và thử nghiệm lại một cách
có phương pháp tất cả các trang và các yếu tố khác trên trang của bạn.
Đây là một số gợi ý:

– Thử nghiệm form đặt hàng của bạn trên
các trình duyệt Internet Explorer và Netscape Navigator. Sử dụng các
phiên bản khác nhau.

– Huỷ bỏ và bắt đầu lại một đơn đặt hàng
để xem cái gì sẽ xảy ra với trình duyệt của khách hàng và phần mềm xử
lý đơn đặt hàng của bạn.

– Thử nghiệm xem trang web của bạn
trông sẽ như thế nào tại các độ phân giải màn hình khác nhau: 640×480,
800×600,1024×768 pixels.

– Hãy suy nghĩ lại và thử nghiệm bất
kỳ cái gì mà khách hàng của bạn có thể làm, và chắc chắn rằng site của
bạn có thể xử lý được. Cung cấp nhiều cơ hội thuận tiện trên trang cho
khách hàng để bạn biết khi nào các chương trình không hoạt động được.

Sai lầm 6: Thiếu quan tâm đến sự phát triển trong tương lai

Những
doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến thành công đã đạt được mức tăng
trưởng rất cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới tham gia đã thiếu
quan tâm đến sự tăng trưởng trong tương lai khi xây dựng các site của
họ. Khi thành công và đã đạt được mức tăng trưởng tốt, những công ty
này có thể phải đối mặt với những chi phí phát triển cao hơn những chi
phí mà họ có thể đã phải đối mặt khi thực hiện một số kế hoạch phát
triển.

Bất kể kế hoạch ban đầu của bạn khiêm tốn như thế nào,
hãy lên kế hoạch trước cách thức bạn sẽ cài đặt thêm những tính năng
đến trang web và hoạt động kinh doanh trên web của bạn. Những sự cố phổ
biến do thiếu sự chuẩn bị bao gồm:

– Khó khăn về mạng lưới: Nếu
bạn không đáp ứng được sức ép của mạng lưới, khả năng truy nhập của
khách hàng vào trang web của bạn sẽ rất chậm. Thời gian truy nhập kéo
dài thường gây khó chịu cho khách hàng. Họ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết
định truy nhập vào trang web khác. Hãy cân nhắc việc ký hợp đồng bổ
sung độ rộng dải băng tần từ nhà cung cấp dịch vụ máy chủ của bạn, hay
có thể mua máy chủ riêng kết nối với tốc độ cao.

– Sự quá tải
TMĐT: Máy móc và phần mềm cài đặt shopping cart của bạn và những yếu tố
khác của hệ thống thương mại điện tử có thể trở nên quá tải vì số lượng
các đơn đặt hàng. Việc cài đặt các thành phần TMĐT chất lượng cao có
thể là rất tốn kém tuy nhiên nó có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc
cho bạn, hạn chế các chi phí mở rộng, phát triển sau này.


Quá trình thực hiện không tốt: Khả năng phục hồi của các doanh nghiệp
tham gia TMĐT thường rất kém hoặc thậm chí thất bại khi các giao dịch
của họ gặp sự cố. Việc chậm trễ khi xử lý các đơn đặt hàng và dịch vụ
khách hàng nghèo nàn sẽ không thể giúp bạn thắng được các đối thủ cạnh
tranh.

Sai lầm 7: Đánh giá không đúng các nhu cầu marketing

Web
đang ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng có nhiều người mua mới và
các thương gia mới gia nhập hàng tuần. Để tạo ra một bức thư điện tử
theo tiêu chuẩn không phải là dễ, và bạn nên chuẩn bị trước để khắc
phục được những thử thách khó khăn khi marketing.

Bất kể sản
phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp là gì, tất cả các site TMĐT đều phải
ganh đua trước “nhãn cầu” – sự quan sát của tất cả các đối tượng truy
nhập ở khắp nơi trên thế giới, thời gian khách truy nhập dành cho việc
nghiên cứu sản phẩm, xem quảng cáo và đọc các nội dung, thông tin. Hơn
nữa, để được liệt kê vào danh sách trên các công cụ tìm kiếm và các thư
mục không phải là một công việc đơn giản và nó có thể sẽ rất tốn kém
thời gian và chi phí.

Chuẩn bị trước một kế hoạch marketing linh
hoạt, trước khi bạn bắt đầu triển khai xây dựng website của bạn. Đây là
một vài gợi ý:

– Tham gia vào các mạng lưới trao đổi quảng cáo
banner. Các tổ chức như Link Exchange sẽ giúp các thành viên trao đổi
quảng cáo banner để mở rộng thị trường mà không mất chi phí.


Tìm kiếm các cơ hội liên kết. Nhiều website đã thống kê rằng hơn 60%
mạng lưới truy nhập của họ đến từ các đường link liên kết đến trang của
họ từ các website khác. Tìm kiếm các site mà đối tượng khách hàng của
nó là thị trường mục tiêu của bạn (nhưng không phải là các đối thủ cạnh
tranh trực tiếp) và đề xuất họ liên kết với website của bạn. Cân nhắc
việc xây dựng chương trình liên kết (giống như chương trình được thực
hiện bởi Amazon.com) cho các site khác hưởng hoa hồng bởi việc đặt các
đường link hợp thức đến trang của bạn trên các website của họ.


Sử dụng các công cụ tìm kiếm. Xác định các công cụ tìm kiếm hướng mạng
lưới truy nhập đến trang của bạn, và các từ khoá để tìm kiếm bạn trên
các search engine, nâng cao vị trí của bạn trên các công cụ tìm kiếm.


Theo dõi khả năng thành công qua trang web của bạn. Các chương trình
theo dõi như WebTrends sẽ giúp bạn xác định được nguồn gốc khách hàng
và họ thường làm gì khi truy nhập vào trang của bạn. Sử dụng các thông
tin này để lên kế hoạch nhằm tăng mạng lưới truy nhập và tăng tỷ lệ
khách truy nhập đưa ra quyết định mua hàng.

(Nguyễn Đăng Hưng)

7 sai lầm phổ biến các DN nên tránh khi tham gia vào TMĐT’]