Categories
Linux - Unix

23 bước cài đặt Red Hat 9.0

Computer trivia: What type of computer programs did the Dark Avenger Mutation Engine promise to make more powerful?
Answer: Viruses.

Bạn muốn khám phá thế giới chim cánh cụt ? Cài đặt
Linux vào máy chính là bước đầu tiên bạn cần thực hiện. Chúng tôi chọn
Red Hat Linux vì tính ổn định cũng như dễ sử dụng của distro này.

Bộ Red Hat Linux 9.0 được bày bán tại các cửa hàng tin
học thường bao gồm 6 đĩa, 3 đĩa đầu chứa bộ cài đặt, 3 đĩa còn lại chứa
các chương trình kèm thêm, tạm gọi tên là CD1,CD2,…,CD6 (bạn chỉ cần
3 CD đầu để cài đặt Red Hat 9.0).

Nếu máy của bạn có thế độ Boot từ CD thì bạn bỏ CD1
vài ổ CD và khởi động máy (nhớ chọn trong BIOS là Boot from CD). Còn
nếu máy bạn không Boot được từ CD thì bạn cần có 1 đĩa mềm trống, bạn
tìm file boot.img ở trong CD1\\images\\ và dùng chương trình rawrite.exe
(CD1\\dosutils\\)để ghi file này vào đĩa mềm. Xong dùng đĩa mềm này để
khởi động. Đọc file CD1\\readme để được hướng dẫn thêm. Sau đây là phần
hướng dẫn chung dành cho các bạn mới làm quen với Linux.

1. Sau khi boot từ CD1 hoặc từ đĩa mềm, trên màn hình
sẽ xuất hiện một số thông báo và hỏi bạn muốn chọn mode nào để install,
bạn nhấn Enter để chọn mode mặc định và tiếp tục.

2. Language: bạn chọn English sau đó nhấn Next để tiếp tục.

3. Keyboard: chọn loại keyboard bạn có, nếu không biết thì cứ click Next để tiếp tục, Red Hat sẽ chọn loại keyboard mặc định cho bạn.

4. Mouse: chọn loại mouse phù hợp với mouse của bạn, nếu bạn không biết mouse của mình loại gì thì cứ để yên, click Next để tiếp tục.

5. Systen installer: Welcome to Red Hat ! đây chỉ là welcoming message mà thôi, click Next để tiếp tục.

6. Install Type: bạn chọn kiểu cài đặt ở đây, RedHat sẽ cài đặt những chương trình phù hợp tuỳ vào phần bạn chọn.

Workstation: cài đặt dành cho máy trạm và PC thông thường.
Server System: cài đặt cho máy chủ.
Laptop: cài đặt dành cho máy tính xách tay.
Custom System: nếu bạn không thích các kiểu cài đặt trên, hãy chọn kiểu cài đặt riêng của mình.
bạn nên chọn Custom System, sau đó click Next.

7. Disk Partition: nếu đĩa cứng của
bạn là trống trơn, bạn có thể chọn Automatically partition, nếu như
trên đĩa của bạn đã có dữ liệu thì bạn chọn Manually partition with
Disk Druid, và click Next.

Chú ý: nếu bạn cài RedHat lên 1 đĩa cứng đã có sẵn dữ
liệu thì đĩa cứng đó phải còn partition trống kích thước khoảng
500Mb-1Gb (hoặc hơn). Nếu đĩa cứng không còn partition nào trống (chứ
không phải là vùng trống còn thừa của partition) thì bạn không thể cài
được, và nếu partition đó trong trống ít hơn 500Mb thì rất có thể sẽ
không đủ chỗ trống để cài Red Hat 9.0. Để chắc ăn, sao lưu dữ liệu đã
có trước khi cài đặt !

8. Disk Druid: bạn cần tạo 2
partition để install Red Hat, nhớ đừng xóa những partition có sẵn trong
máy bạn (nếu không thì dữ liệu có sẵn sẽ mất, nhắc lại: sao lưu dữ liệu
trước cho bảo đảm ! ).

Dùng các chức năng Add, Edit, Delete tạo 1 partition với type là Linux swap, dung lượng bằng dung lượng RAM của máy.

Tiếp theo tạo một partion tên "/" với kiểu file hệ thống là ext2 (hoặc ext3), dung lượng ít nhất là 500Mb.

Hãy yên chí là nếu bạn tạo sai (partition kích thước
quá lớn, lớn hơn dung lượng còn trống của đĩa) thì Red Hat sẽ không cho
bạn đi tiếp. Chỉ cần tạo 2 partition này là đủ rồi. Khi nào bạn click
được Next thì coi như là thành công !.

9. LILO: nhớ check phần Create bookdisk và Install
LILO, ở phía dưới nhớ check phần install LILO vào /dev/hda Master Boot
Record, click Next để tiếp tục.

Lưu ý: nếu bạn muốn dùng thêm một số chương trình quản
lý boot như System Commander chẳng hạn thì bạn phải chọn install LILO
vào First sector of boot partition (phần /dev/hda1 phía trước có thể
khác trên máy của bạn).

10. Network card: nếu bạn có network
card thì chọn DHCP, và khai báo số IP cho máy bạn. Còn nếu không hiểu
hoặc không rõ thì cứ click Next, bạn có thể chỉnh lại sau khi install
xong.

11. Firewall: cứ để chế độ mặc định rồi click Next, nếu bạn thích thì chọn High để chọn chế độ bảo mật cao (Xem hình).

12. Language Section: chọn English (nếu thích bạn có thể chọn thêm các ngôn ngữ khác), click Next.

13. Time zone: cứ chọn vùng thời gian bạn đang ở, rồi click Next.

14. Account Configuration: bạn nhập
vào mật mã cho account "root" ở phần trên, nếu thích thì bạn có thể tạp
thêm các account khác. Trong ví dụ có tạo thêm 1 account tên "jmoore".
Khi bạn login RedHat, bạn có thể login bằng tên "root" với password của
root hoặc dùng tên "jmoore" với password của jmoore, click Next.

15. Authentication Configuration: click Next là êm chuyện.

16. Package Group Selection: chọn
package nào bạn thích, nếu muốn install "trọn gói" thì click Everything
ở cuối trang, bạn cần có đến 2288MB mới chứa nổi đấy nhé! click Next
sau khi đã chọn xong.

17. X Configuration: chọn đúng model
và tên của video card bạn đang có, thông thường thì RedHat sẽ tự detect
cho bạn, nếu không rõ thì cứ click Next để tiếp tục.

Lưu ý: trong trường hợp Red Hat không tìm thấy video card, các bước sau có thể gặp lỗi, bạn cứ việc quay lại bước này, chọn Skip X Configuration (ở cuối) là xong.

18. Monitor Configuration: tương tự, bạn tìm tên và model monitor bạn đang có, click Next để tiếp tục.

19. Customize Graphic Configuration:
bạn chọn giao diện lúc login, default là Graphial. Tuy nhiên bạn nên
chọn chế độ Text nếu như Red Hat không detect được video card của bạn
(hoặc bạn chọn cấu hình của video card và monitor ở 2 bước trước không
đúng). Nếu bạn chọn Graphical mà lúc login gặp lỗi, bạn nhấn
Ctrl-Alt-F1 để về lại chế dộ Text (nếu như Red Hat không tự động chuyển
về chế độ Text (Xem hình).

20. About to install: tới đây mọi thứ coi như đã xong, bạn chỉ cần click Next để RedHat bắt đầu quá trình install.

21. Installing Packages: pha một cốc cafe và ngồi chờ Red Hat install (hơi lâu đấy), nếu Red Hat có hỏi CD2 hoặc CD3 thì bạn bỏ vào.

22. Bootdisk Creation: bạn đã chọn Create bootdisk
ở bước số 9 chứ ? Bỏ vào 1 cái đĩa mềm trống vào ổ đĩa và click Next để
tạo 1 đĩa khởi động, phòng trường hợp bạn không thể khởi động Red Hat
từ đĩa cứng thì có thể dùng cái bootdisk.

23. Exit: sau khi tạo bootdisk xong là Done! Bạn có thể lấy cái bootdisk ra và máy sẽ tự động khởi động lại.

Lưu ý: sau khi khởi động bạn có thể login dùng tên
root (và mật mã của root) để chỉnh thêm một số cấu hình khác. Bạn cũng
có thể login bằng account mà bạn tạo thêm.

N.T. (tham khảo diendantinhoc)
23 bước cài đặt Red Hat 9.0′]

One reply on “23 bước cài đặt Red Hat 9.0”

Comments are closed.