Categories
Cài đặt

Lắp máy tính (1): Tìm hiểu các linh kiện

Computer trivia: What company introduced the world’s first Internet ViewCam using MPEG-4 technology?
Answer: Sharp.

Nếu mớ dây nối loằng ngoằng, các bản mạch trông như mê
cung khiến người chưa biết nhiều về máy tính bối rối, hãy thử tự lắp
ráp chúng. Chủ đề này bắt đầu bằng việc tìm hiểu các bộ phận cấu thành
nên chiếc PC.

Về tổng thể, một bộ PC bao gồm 2 phần chính là màn
hình và bộ xử lý trung tâm CPU. Màn hình là nơi hiển thị kết quả xử lý
và quá trình thao tác với máy tính. Còn bộ xử lý trung tâm nằm trong
một hộp kim loại (gọi là case), bao gồm nhiều vi mạch điện tử, ổ lưu
trữ, quạt gió… bên trong và các cổng giao tiếp (để cắm các đầu dây, ổ
nhớ rời…) ở bên ngoài.

Phần màn hình

Màn hình: Hiện có 2 loại CRT
và LCD với kích thước từ 14 inch trở lên. Màn CRT loại cong có hại cho
mắt vì các tia cathode phóng trực tiếp về phía trước; màn CRT phẳng và
LCD hạn chế tác hại hơn do các tia này bị phân tán. Nếu chỉ có CRT
cong, người dùng có thể mua thêm tấm kính chắn với giá chỉ 2-3 chục
nghìn.

Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi dùng để
thao tác trên màn hình máy tính. Hiện có các loại chuột bi, chuột
quang, chuột không dây có gắn Bluetooth với giá dao động từ vài chục
nghìn đến hơn một triệu đồng.

Bàn phím: Đây cũng là thiết bị ngoại vi
dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím có nhiều loại, từ loại thường giá chưa
đến một trăm nghìn tới bàn phím không dây hoặc loại có thiết kế đặc
biệt giá hơn một triệu đồng.

Phần case

Bộ vi xử lý: là trung tâm tính toán, xử lý
dữ liệu của máy tính với hàng triệu phép tính/giây. Gần đây, nhiều
người nhắc đến sức mạnh của vi xử lý lõi kép với 2 nhân trên một chip, giúp tốc độ tính toán nhanh hơn và do đó, giá cả cũng đắt hơn.

Bo mạch chủ (mainboard): là nơi để gắn các
thiết bị như chip, card đồ họa, card âm thanh, ổ cứng… Nó đóng vai
trò là một "trung tâm điều phối", giúp cho mọi thiết bị máy tính hoạt
động nhịp nhàng và ổn định. Giá cả của bo mạch chủ tùy biến theo số
thiết bị đã được tích hợp sẵn (trong các báo giá có từ "on-board").

Ổ cứng: là nơi lưu trữ dữ liệu. Dung lượng
ổ cứng càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu và giúp cho máy chạy êm
khi có nhiều không gian trống.

RAM: bộ nhớ trong tạm thời là nơi lưu mọi
hoạt động của các chương trình chạy trên máy tính. Khi RAM càng lớn,
các chương trình vận hành trơn tru và nhanh hơn.

Card đồ họa: là thiết bị xử lý hình ảnh,
video. Khi card đồ họa mạnh, hình ảnh hiển thị trên máy tính sẽ sắc nét
và có nhiều hiệu ứng thật hơn. Những người chơi game "nặng" và hay làm
việc với đồ họa sẽ yêu cầu cầu cao đối với thiết bị này. Chú ý một số
mainboard đã tích hợp sẵn card đồ họa.

Card âm thanh: là thiết bị xử lý âm thanh, giúp cho người dùng nghe được tiếng trên máy tính. Một số mainboard cũng tích hợp sẵn card này.

Card mạng: là thiết bị hỗ trợ nối mạng
Internet hay mạng nội bộ. Có loại card mạng tích hợp sẵn trên bo mạch
chủ, có loại card mạng rời phải mua riêng.

Ổ đa phương tiện: các loại ổ CD trước đây
hiện đang bị DVD "qua mặt" vì chúng có khả năng đọc cả CD lẫn DVD.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu, người dùng có thể mua loại ổ DVD đọc-ghi DVD
hay đọc DVD, ghi được CD.

Ổ mềm: loại ổ lưu trữ này hiện đang "mất
giá" vì bản thân đĩa mềm lưu dữ liệu không nhiều và hay hỏng. Nếu có
USB gắn ngoài, bạn không cần đến loại ổ này.

Quạt gió: là thiết bị nhỏ nhưng rất cần
thiết để làm mát những bộ phận tạo nhiệt trong quá trình hoạt động.
Trục trặc ở quạt gió dễ làm thiết bị nóng quá mức và hỏng hẳn. Nhiều
hãng để chỗ gắn quạt gió ở khắp mọi nơi như chip, nguồn, ổ cứng… Tuy
nhiên, một quạt đường kính 120 mm ở case rộng rãi cũng có thể đảm bảo
an toàn cho máy tính. Xem thêm bài "5 chiêu khoá miệng PC".

Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài
vào trong máy. Nguồn điện là thiết bị quan trọng trong việc giữ cho
điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được an toàn khi có sự
cố. Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều thiết
bị tiêu tốn điện năng như quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay
cao, ổ DVD nhiều chức năng…

Bạn cũng có thể mua thêm loa ngoài, webcam, ổ USB, ổ
cứng ngoài… để phục vụ nhu cầu giải trí và làm việc của mình. Chú ý
khi tự chọn mua linh kiện lắp ráp, người dùng cần xem chúng có tương
thích với nhau hay không. Bạn có thể tìm thông tin trên mạng về những
dòng sản phẩm này để quyết định chính xác.

Chuẩn bị lắp ráp

– Dụng cụ cần dùng là một tô-vít 4 cạnh.

– Nơi để máy tính cần khô và thoáng, ít bụi bẩn. Bề mặt để máy tính cần phẳng và vững chắc.

T.H.

Lắp máy tính (1): Tìm hiểu các linh kiện’]

One reply on “Lắp máy tính (1): Tìm hiểu các linh kiện”

Comments are closed.